Nơi đây là một vùng quê với địa bàn chiến lượt nên trong các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lượt Cán bộ và nhân dân Bình Thuận gánh chịu rất nhiều hy sinh gian khổ, có thể sơ lượt quá trình 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Bình Thuận có 1.078 người tham gia kháng chiến (trong đó có 234 cán bộ tập kết, 254 cán bộ thoát ly, 132 du kích, 458 cơ sở cách mạng), ngoài ra còn có 4.200 lượt người đi dân công hoả tuyến; huy động nhân dân đào 20.000m giao thông hào; 1.200 hầm chông chống địch; 2.000 hầm chống phi pháo; 50 hầm bí mật nuôi giấu cán bộ; ủng hộ kháng chiến 20 tấn lương thực, cùng nhiều thực phẩm, thuốc men và các khoản đóng góp khác. Quân và dân xã Bình Thuận đã tổ chức đánh địch hơn 500 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 850 tên địch (trong đó có 386 lính Mỹ, 18 lính Nam Triều Tiên); bắn rơi 8 máy bay trực thăng, bắn cháy 8 xe tăng, 6 xe quân sự; đánh sập trụ sở nguỵ quyền xã 3 lần, đánh phá 6 chốt điểm quân sự xung quanh xã, làm rã ngũ 356 tên địch (trong đó có 12 nguỵ quyền).
Đáng kể, tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống Mỹ ở Bình Thuận là trận đánh với quân viễn chinh Mỹ tại Thuận Hạnh vào ngày 22/12/1965, Mỹ sử dụng 46 máy bay trực thăng đổ bộ 1.500 quân thuộc lữ đoàn không vận số 101 của Mỹ bao vây, đánh vào Thuận Hạnh chúng sử dụng nhiều máy bay thả bom, cùng nhiều vũ khí tối tân. Quân ta chỉ có một Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 52 Bộ Binh, phối hợp với dân quân du kích địa phương cùng với sự ủng hộ, che chở của nhân dân đã đánh bại hàng chục đợt địch tổ chức tấn công trong suốt một ngày từ 7 giờ đến 18 giờ 30 phút ngày 22/12/1965 lính Mỹ đành co cụm chờ máy bay chở về căn cứ. Kết quả trận đánh, ta đã giết 380 lính Mỹ, bắn bị thương hàng trăm tên khác, bắn rơi 8 máy bay trực thăng và bắn hỏng 4 chiếc khác, quân ta hi sinh 07 đồng chí, bị thương 17 đồng chí (nguồn Lịch sử Đảng bộ xã Bình Thuận). Chiến thắng tiêu biểu ở Thuận Hạnh đã nêu cao sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta, là chiến thắng tiêu biểu theo thế trận làng, xã chiến đấu. Chiến thắng Thuận Hạnh đã được UBND tỉnh Bình Định quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 26/01/2018. Những thành tích của cán bộ, quân và dân xã Bình Thuận trong công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận đã có 30 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 229 liệt sĩ..., đã tặng thưởng 156 huân chương giải phóng, 42 huân chương quyết thắng, 112 huân chương chống Mỹ cứu nước, 1 danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, 870 huy chương kháng chiến và bằng khen các loại. Đặc biệt xã Bình Thuận được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào ngày 15 tháng 3 năm 2003.
Với những gì thế hệ trước đã cống hiến hy sinh các thế hệ con cháu được hưởng hòa bình ấm no hạnh phúc hôm nay, luôn trân trọng tự hào và quan tâm chăm lo đền đáp bằng cả lòng tri ân sâu sắc, với nhiều việc làm thiết thực như tổ chức xây dựng, tôn tạo cảnh quang, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, khu chiến thắng Thuận Hạnh nhân các ngày lễ, tết, thăm tặng quà đối tượng người có công chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người có công, thân nhân gia gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dụng sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng, thực hiện việc phúng điếu khi các đối tượng chính sách qua đời, thống kê mộ liệt sĩ trong và ngoài nghĩa trang liệt sĩ để có kế hoạch phối hợp cùng gia đình chăm lo hương khói, bốc cốt đưa về an táng ở nghĩa trang liệt sĩ của xã...những hoạt động đó còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay; đồng hành cùng những hoạt động trên là sự hưởng ứng tích cực và hiệu quả của cả hệ thống chính trị, các cơ quan hữu quan, các nhà hảo tâm và người dân Bình Thuận đang sinh sống ở tại địa phương cũng như những người đang sinh sống trên mọi miền Tổ quốc, cũng luôn hướng về quê hương đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa của xã để xã có kinh phí tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà tất cả mọi chúng ta đã thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện ngày càng tốt hơn trong thời gian đến; nhân bài viết này thay mặt lãnh đạo địa phương xin trân trọng gửi đến quý cơ quan và tất cả mọi người dân Bình Thuận lời cảm ơn chân thành nhất, đồng thời mong muốn trong thời gian đến sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp nhiều hơn nữa từ những tấm lòng cao quý của quý vị.
Những kết quả về công tác đền ơn đáp nghĩa như trên, cũng chưa đáp ứng được với những mong muốn, nhưng với tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân trong những năm qua phần nào bù đắp lại tổn thất to lớn, với những cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của các thế hệ cha ông. Như lời đồng chí Thân Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã nói “công tác đền ơn đáp nghĩa hôm nay chúng ta làm bao nhiêu cũng không đủ bù đắp lại những hi sinh, mất mát của các thế hệ cha ông, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao nhất, hãy cố gắng thực hiện tốt nhất trong khả năng có thể”.
Trên tinh thần biết ơn sâu sắc thể hiện đúng với câu nói uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ của xã Bình Thuận nói riêng./.
Tạ Văn Thạnh